Đối tượng bắt buộc
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bắt buộc phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy chứng nhận ATTP) khi đi vào hoạt động, trừ các trường hợp được miễn theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP:
-
Cơ sở sản xuất thực phẩm:
- Nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất các loại thực phẩm chế biến (thực phẩm tươi sống, đông lạnh, chế biến sẵn, đóng hộp, đóng gói…).
- Cơ sở giết mổ động vật, gia súc, gia cầm tập trung hoặc quy mô công nghiệp.
- Cơ sở sơ chế, bảo quản, đóng gói sản phẩm thực phẩm.
-
Cơ sở kinh doanh thực phẩm:
- Siêu thị, trung tâm thương mại có khu vực kinh doanh thực phẩm.
- Cửa hàng, đại lý bán lẻ thực phẩm, chợ đầu mối, cửa hàng chuyên doanh thực phẩm tươi sống, đông lạnh, chế biến sẵn (trừ trường hợp thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận ATTP).
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm trực tuyến, kinh doanh qua mạng, nếu có kho bãi, cơ sở chế biến, bảo quản thực phẩm.
-
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:
- Nhà hàng, bếp ăn tập thể (công ty, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp…), khách sạn có phục vụ bữa ăn, căng-tin.
- Cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, bữa ăn công nghiệp, dịch vụ tiệc cưới, hội nghị.
-
Cơ sở nhập khẩu, phân phối thực phẩm:
- Công ty nhập khẩu thực phẩm về để phân phối trong nước.
- Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nhập khẩu (tồn kho, kho bãi trước khi phân phối ra thị trường).
-
Các cơ sở khác
Liên quan đến sản xuất, kinh doanh, chế biến, cung cấp thực phẩm (phù hợp với quy định pháp luật và không thuộc đối tượng được miễn theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP).
-
Đối tượng được miễn cấp:
Những trường hợp được miễn cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm các cơ sở nêu tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, ví dụ: sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, bán thực phẩm đóng gói sẵn mà không sơ chế, chế biến; kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định (bán rong); cơ sở đã được cấp một số chứng nhận khác tương đương về an toàn thực phẩm như: HACCP, ISO 22000:2018, FSSC 22000, ….
Quy trình thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.
- Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.
- Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
- Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
- Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
- Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
- Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
- Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Nộp tại cơ quan có thẩm quyền (Sở Y tế, Sở Công Thương hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tùy theo loại hình sản phẩm).
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả.
- Trong thời gian 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép.
- Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đạt chuẩn. Nếu không đạt cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Giấy phép được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.