Hiện nay siêu thị là một kênh phân phối hàng lớn nhất hàng hoá, sản phẩm, thực phẩm của đơn vị hàng hoá, sản phẩm, thực phẩm của đơn vị mình tiếp cận với khách hàng, trên cơ sở đó khách hàng cũng có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một sản phẩm đạt chất lượng. Vậy để đưa thực phẩm vào siêu thị – dễ hay khó? Yêu cầu sản phẩm có những hồ sơ pháp lý nào? Cùng TOÀN TOÀN CẦU tham khảo qua bài viết dưới đây để biết Hồ sơ cần thiết khi đưa thực phẩm vào siêu thị mới nhất 2024 qua những nội dung dưới đây nhé!
CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN HOÀN THIỆN
Giấy phép đăng ký kinh doanh công ty
♦ Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn đề nghị thành lập công ty
– Điều lệ công ty
– Chứng minh nhân dân hoặc Passport của người đại diện pháp luật
– Giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ, và những chứng từ kèm theo
♦ Thẩm quyền và thời gian thực hiện:
– Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch đầu tư của tình/ thành phố trực thuộc trung ương
– Thời gian thực hiện giấy phép kinh doanh từ 05 – 07 ngày làm việc
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc tương đương (HACCP/ ISO 22000:2018, ...)
♦ Chuẩn bị hồ sơ:
– Giấy phép đăng ký kinh doanh
– Giấy xác nhận đăng ký tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhân viên và chủ cơ sở
– Giấy khám sức khỏe theo thông tư 14/2013/TT-BYT, thông tư 32/2023/TT-BYT (cập nhật bổ sung) của các nhân viên và chủ cơ sở
♦ Thẩm quyền và thời gian thực hiện:
– Thời gian thực hiện giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm từ 20 đến 25 ngày làm việc
– Chi cục vệ sinh/ ban quản lý an toàn thực phẩm tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện cấp phép.
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm có thời gian hiệu lực là 3 năm
Công bố chất lượng sản phẩm/ Tự công bố sản phẩm
♦ Chuẩn bị hồ sơ
– Giấy phép đăng ký kinh doanh;
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong thời hạn 6 tháng, thực hiện tại các trung tâm được nhà nước công nhận
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất (đối với sản phẩm thực phẩm trong nước)
♦ Thời gian thực hiện
– Thời gian kiểm nghiệm sản phẩm từ 07 – 09 ngày làm việc
– Thời gian thực hiện hồ sơ công bố sản phẩm từ 02 đến 03 ngày làm việc
Đăng ký Mã số mã vạch cho sản phẩm
♦ Chuẩn bị hồ sơ
– Giấy phép đăng ký kinh doanh
– Danh sách sản phẩm cần áp mã số mã vạch
– Hợp đồng mua bán (nếu doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất)
♦ Thẩm quyền và thời gian thực hiện
– Thời gian đăng ký mã số mã vạch từ 10 – 15 ngày làm việc, có mã số tạm thời
– Thời gian có giấy chứng nhận mã số mã vạch chính thức là 50 đến 60 ngày.
– Cục đo lường chất lượng cấp mã số mã vạch
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa/ logo cho thương hiệu (nếu cần)
♦ Chuẩn bị hồ sơ
– Giấy phép đăng ký kinh doanh
– File mẫu tên nhãn hiệu và logo cần đăng ký
♦ Thẩm quyền và thời gian thực hiện
– Từ 01 – 02 ngày có dấu nhận đơn từ Cục Sở Hữu Trí Tuệ
– Từ 01 đến 02 tháng (kể từ ngày nộp đơn): có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ
– Từ 10 đến 12 tháng (kể từ ngày Chấp nhận đơn hợp lệ): có Thông báo cấp Giấy chứng nhận
– Nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ
– Giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng có thời gian hiệu lực là 10 năm
TRÁCH NHIỆM CỦA TOÀN TOÀN CẦU
-
Tư vấn toàn diện về vấn đề pháp lý và những điều kiện trong việc quán trình giấy phép cần thiết khi đưa sản phẩm vào siêu thị dựa trên sản phẩm khách hàng dự kiến đưa vào siêu thị.
-
Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị những giấy tờ và hồ sơ liên quan đến các giấy phép
-
Soạn thảo và hoàn thành tất cả các hồ sơ gửi cho khách hàng ký tên, đóng dấu
-
Đại diện khách hàng nộp tất cả những giấy phép cần thiết khi đưa sản phẩm vào siêu thị tại cơ quan và đóng phí nhà nước theo quy định
-
Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước cho đến khi có kết quả
-
Đại diện khác hàng nhận Giấy chứng nhận (các hồ sơ pháp lý liên quan cần bổ sung) và giao tận nơi cho khách hàng.